Bệnh chàm da

Bệnh chàm da hiện nay là căn bệnh rất phổ biến, đối tượng xuất hiện là tất cả mọi người. Đặc biệt bệnh chàm ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng rất lớn đến bé.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Bệnh chàm bìu là bệnh gì? Chàm bìu có nguy hiểm không? Cách nhận biết bệnh chàm bìu

Ở nam giới, bệnh chàm bìu gây nên cảm giác ngứa rát, đau rát tại vùng da bìu, bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng như đời sống tình dục của người bệnh. Bởi tâm lý e ngại nên nhiều người ngại đi khám khiến cho bệnh trở nên trầm trọng, một số trường hợp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh lý của nam giới sau này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh chàm da này.

Chàm bìu là bệnh gì? 

Bệnh chàm bìu là thuật ngữ được dụng để chỉ vùng da bìu của nam giới bị viêm nhiễm và sưng tấy. Đây được biết đến cũng là một căn bệnh về da thường gặp ở nam giới. có rất nhiều yếu tố liên quan đến bệnh, trong đó da bị kích ứng cùng ảnh hưởng đến từ tâm lý được cho là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh.

benh-cham-biu

Bệnh chàm bìu có nguy hiểm không?

Mặc dung chàm bìu không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng xấu đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày do biểu hiện ngứa rát ở vùng kín. Nam giới khi mắc bệnh có thể dẫn đến tâm lý e ngại, rụt rè hơn với bạn tình, bệnh nếu không được điều trị hiệu quả có thể dẫn đến da bị nhiễm trùng, suy giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới

Nguyên nhân dẫn bệnh chàm bìu

Theo những chuyên gia khoa da liễu, bệnh chàm bìu khởi phát có thể bởi cấu trúc da vùng bìu thường mỏng mạnh hơn các cùng da khác, ngoài ra đây cũng là nơi tập chung nhiều mạch máu nên rất dễ bị viêm đỏ, dị ứng,... Da vùng bìu thường xuyên ẩm ướt tạo điều khiện thuận lời cho các vi khẩn có hại sinh sôi pháy triển mạnh. Một vài yếu tố khác đến từ bên ngoài cũng ảnh hưởng đến bệnh như:
  • Yếu tố di truyền.
  • Tâm trạng căng thẳng, stress, lo lắng
  • Những người có tiền sử da bị dị ứng
  • Da thường xuyên tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng như thuốc nhuộm, dầu mỡ, xăng, hóa chất tẩy rửa,…
  • Da bị nhiễm nấm men hoặc nhiễm trùng.
  • Da bị dị ứng với bao cao su, một số đồ chơi tình dục, mặc quần áo gây kích ứng cho da.
  • Cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt trong đó là kẽm cùng riboflavin.
nguyen-nhan-gay-benh-cham-biu

Nhận biết triệu chứng của bệnh chàm bìu

Có thể tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà có thể sẽ có những triệu chứng khác nhau. Bệnh thường tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nên khi người bệnh gãi có thể dẫn đến viêm nhiễm da, bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Một số triệu chứng khác mà bạn có thể dễ dàng nhận biết như:
  • Tại vùng da bìu bị chàm, ứng đỏ, da bị khô, bong tróc và sần sùi.
  • Sưng tấy
  • Da bị đổi màu bởi giảm sắc tố da
  • Cuất hiện nhiều mụn nước có chữa dịch, mủ bên trong.
  • Đau nhức
  • Lông tại vùng da bìu cũng bị ảnh hưởng theo, lông dễ bị gãy rụng và lỗ chân lông sưng đỏ

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

Cách chữa bệnh chàm bằng dầu oliu tại nhà hiệu quả cho bạn

Rất nhiều bệnh nhân đã đến bày tỏ, chia sẻ hiệu quả của phương pháp chữa bệnh chàm bằng dầu oliu chỉ với vài bước mỗi ngày. Bạn có bao giờ thắc mắc dầu oliu làm sao mà lại có thể điều trị chàm hiệu quả như vậy? Cách trị chàm da bằng dầu oliu như thế nào? Tất cả đều được chúng tôi gửi đến các bạn qua bài viết dưới đây.

Dầu oliu trị chàm da như thế nào? 

Các nhà khoa học đã cho thấy trong dầu dừa có chứa rất nhiều những dưỡng chất có lợi cho cơ thể như: squalene, polyphenol, acidas oleic và vitamin E. Đây đều là những chất có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường độ ẩm cho da, da trở nên đàn hồi, giảm tình trạng bong tróc da. Từ đó, những tổn thương do chàm gây nên sẽ nhanh chóng được phục hồi, da trở nên mềm hơn.

chua-benh-cham-bang-dau-oiu

Hơn nữa, dầu oliu với chứa hợp chất oleocanthal có công dụng ngăn ngừa hoạt động từ những tác nhân gây kích ứng dẫn đến chàm da. Bởi vậy đối với những người bị chàm dầu oliu sẽ giúp chống viêm, sát trùng, phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn.

Dầu oliu không chỉ giúp ức chế lại sự phát triển những triệu chứng của chàm, mà còn cung cấp lượng lớn những tinh chất giúp nuôi dưỡng cùng phục hồi những tổn thương ở trên da.

Những phương pháp chữa bệnh chàm bằng dầu oliu tại nhà hiệu quả

Là một trong số những cách chữa bệnh chàm bằng đông y, dưới đây chúng tôi xin gửi đến các bạn một số cách sử dụng dầu oliu chữa chàm như:

Cách 1: Bôi trực tiếp dầu oliu lên da bị chàm
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm với nước ấm hoặc nước muối loãng.
  • Nhỏ vài giọt dầu oliu lên tay rồi thoa lên những vùng da bị tổn thương do chàm gây nên.
  • Massage nhẹ nhàng để những dưỡng chất thẩm thấu vào sâu bên trong da.
  • Kiên trì thực hiện cách này hàng ngày, buổi tối trước khi đi ngủ nên thoa 1 lần và rửa sạch vào sáng hôm sau.
chua-benh-cham-bang-dau-oiu


Cách 2: Tắm cùng dầu oliu

Đối với những người bị chàm nổi nhiều, bệnh lâu lan ra những vùng da khác trên cơ thể thì có thể áp dụng phương pháp tắm cùng dầu oliu này.
  • Lấy khoảng 30ml dầu oliu vào bồn tắm sau đó thêm nước ấm.
  • Ngâm toàn bộ cơ thể trong bồn từ 15 – 20 phút. Trong quá trình ngân, nhẹ nhàng chà xát nhẹ những vùng da bị chàm để loại bỏ đi các tết bào chết trên da.
  • Sau khi đã ngâm mình xong thì bạn xả lại bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô người.
  • Với phương pháp này các bạn có thể áp dụng từ 1 – 2 lần một tuần.
Cách 3: Trị chàm da bằng dầu oliu cùng với giấm

Giấm được biết đến có tác dụng diệt khuẩn rất tốt khi được kết hợp cùng dầu oliu sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Trộn đều hỗn hợp giấm và dầu oliu theo tỉ lệ 2:1.

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, các bạn tiến hành thoa một lớp mỏng hỗn hợp trên lên vùng da bị thương do chàm gây nên. Massage nhẹ nhàng giúp hỗn hợp dễ dàng thấm vào da hơn.

chua-benh-cham-bang-dau-oiu

Trên đây là một số cách trị chàm bằng dầu oliu hiệu quả mà các bạn có thể cân nhắc áp dụng cho mình. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Dầu dừa chữa đươc bệnh gì? Cách chữa bệnh chàm da bằng dầu dừa hiệu quả.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Những cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không đơn giản hiệu quả tại nhà cho bạn

Theo y học dân gian, lá trầu tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm hắc có công dụng sát trùng, chống viêm tiêu khuẩn. Do công dụng trong việc sát trùng của mình mà lá trầu không được sử dụng để điều trị một số bệnh ngoài da như nổi mụn nhọt, viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa,... Đặc biệt trong đó là chữa bệnh chàm bằng lá trầu không hiện đang được rất nhiều người áp dụng.

chua-benh-cham-bang-la-trau-khong

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và đưa ra một vài nghiên cứu xác nhận trong lá trầu không có chứa những chất chống oxi hóa cũng những hoạt chất kháng khuẩn chống viêm gây ức chế lại quá trình hoạt động của nhóm vi khuẩn có hại cùng tế bào nấm. Với rất nhiều những thành phần trong điều trị bệnh, lá trầu không giúp nhanh chóng đẩy lúc tình trạng mẩn ngứa, nổi mụn nước, sưng đỏ do chàm da gây nên.

Không chỉ có vậy, những hợp chất phenol cùng các vitamin có trong lá cũng giúp làm giảm những thương tổn trên da, kích thích tái tạo lại tế bào da mới.

Những cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không

Lá trầu không khi được sử dụng đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa điều trị chàm da hiệu quả, giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, chống viêm tiêu khuẩn và giúp phục hồi vùng da bị chàm, đem lại cảm giác thoải mái dễ chịu cho người bệnh. Với lá trầu không các bạn có thể áp dụng theo một trong những cách dưới đây.

Cách 1: Trị chàm bằng tinh dầu lá trầu không

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm.
  • Lấy một nắm là trầu không sau khi đã được rửa sạch vò nát để tinh dầu chảy ra.
  • Chà nhẹ lá trầu vừa vò lên vùng da bị chàm rong khoảng 15p hàng ngày.
  • Giữ nguyên lá trầu trên da thêm vài phút để tinh dầu có thể ngấm vào sâu bên trong giúp điều trị bệnh hiệu quả.
tinh-dau-la-trau-khong

Lá trầu được sử dụng nên là lá trầu tươi sẽ có chứa nhiều tinh chất, kiên trì áp dụng hàng ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Cách 2: Đắp bã lá trầu không 

Lấy một nắm lá trầu không tươi rửa sạch, giã nhuyễn cùng với một chút muối giúp tăng thêm khả năng diệt khuẩn.
Vắt lấy nước cốt rồi bôi lên vùng da bị chàm.
Sau khoảng 20p có thể rửa sạch, hoặc các bạn có thể để qua đêm giúp giảm ngứa có được giấc ngủ ngon.

Cách 3: Tắm bằng nước lá trầu không

Đối với những người bị chàm nặng, bệnh lan rộng ra nhiều vùng da khác trên cơ thể, khi này các bạn có thể áp dụng phương pháp tắm giúp điều trị tốt hơn. Các bước thực hiện như sau:
  • Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch đun sôi trong nước từ khoảng 10-15p.
  • Đợi nước ấm hoặc có thể pha loãng nước này để tắm. Tránh tắm khi nước còn nóng.
  • Tận dụng phần bã chà nhẹ lên vùng bị chàm để tăng phần hiệu quả điều trị bệnh.
tam-la-trau-khong

Chú ý: Không nên đun nước quá đặc, với phương pháp này không nên thêm muối.

Cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không là một trong những cách dân gian hiệu quả nhất. Với ưu điểm dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ nên đây là lừa chọn của rất nhiều người bệnh. Chúc các bạn chữa bệnh thành công.

Xem thêm: Dầu dừa chữa đươc bệnh gì? Cách chữa bệnh chàm da bằng dầu dừa hiệu quả.

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

Mách bạn cây thuốc chữa bệnh eczema tại nhà hiệu quả | Chữa eczema bằng đông y

Bệnh eczema hiện nay hoàn toàn có thể điều trị bằng các loại thuốc tây y hiệu quả, tuy nhiên đối với những trường hợp bệnh nhẹ mà lại không muốn sử dụng các loại thuốc điều trị eczema dễ gây tác dụng phụ. Có rất nhiều cách điều trị bệnh eczema từ những bài thuốc dân gian tại nhà, đây đều là những vị thuốc tự nhiên rất an toàn với người bệnh.

benh-eczema

Rất nhiều cây thuốc chữa bệnh eczema được áp dụng điều trị hiện nay như rau răm, lá trầu không, lá muồng trâu,.... mà các bạn có thể áp dụng cho mình qua những cách sử dụng dưới đây.

Cách chữa bệnh eczema bằng rau răm

Có thể các bạn sử dụng rau răm ăn kèm trong các bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên có thể các bạn còn chưa biết đến như là một vị thuốc với mùi thơm, tính nóng, lành tính và có khả năng sát trùng lớn. Do đó rau răm thường được khuyên sử dụng trong điều trị eczema, theo dân gian truyền lại có 2 cách sử dụng rau răm để điều trị eczema như sau:
  • Cách 1: Ngâm rau răm với rượu trắng trong khoảng 30 phút sau đó chà lên vùng da bị eczema. Kiên trì áp dụng phương pháp này mỗi ngày từ 2-3 lần, chỉ trong vòng 5 ngày sẽ giúp bạn xua tan bệnh nhanh chóng.
  • Cách 2: Giã nát hoặc say nhuyễn lá rau răm sau đó đắp trực tiếp lên những vùng da tổn thương do eczema gây nên rồi để nguyên khoảng 30p sau đó lau nhẹ lại bằng khăn ấm.
rau-ram-tri-eczema

Cách chữa eczema bằng rau răm mặc dù lần đầu thực hiện gây cảm giác hơi xót, sau chỉ vài lần các bạn sẽ quen và không còn cảm giác này nữa. Các bạn cảm thấy tình trạng xót là do nước rau răm đang tiến hành sát khuẩn, chống viêm, chống nấm đừng vì thấy vậy mà bỏ dở giữa chừng.

Lá trầu không - Cây thuốc chữa bệnh eczema hiệu quả

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng có trong lá trầu không và đưa ra những chứng minh nhận định tác dụng của loại lá cây này trong điều trị các bệnh ngoài da đặc biệt trong đó là bệnh eczema. Đây là một loại cây lành tính, không chứ bất kỳ độc tố nào phù hợp với mọi làn da. Điểm nổi bật của lá trầu không là tinh dầu chavibetol cùng betel phenol trong lá có tác dụng gây ức chế sự phát triển của bệnh.

tri-eczema-bang-la-trau-khong

Với lá trầu không các bạn lấy một nắm lá tươi rửa sạch say nhuyễn vắt lấy nước cốt. Sau khi làm sạch vùng da bị eczema các bạn lấy phần nước cốt này bôi lên, nên bôi thêm ra ngoài ranh giới bệnh khoảng 2 cm để hạn chế khả năng bệnh lây lan của bệnh.

Chữa bệnh eczema bằng Lá Muồng Trâu

Muồng trâu hay còn được gọi là cây muồng lác. Tất cả những bộ phận của cây từ rễ đến ngon đều có thể sử dụng trong điều trị eczema. Tuy nhiên cách trị bằng lá muồng trâu đều lại điìu hỏi khá nhiều công sức, thời gian điều trị hơn so với những cách điều trị khác.

Trên đây là một cây thuốc chữa bệnh eczema hiệu quả thường được áp dụng, ngoài ra trong dân gian vẫn còn rất nhiều cách điều trị khác mà các bạn có thể cân nhắn áp dụng cho mình. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: Cách chữa bệnh eczema bằng dầu dừa | Chữa chàm eczema tại nhà tự nhiên an toàn.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

Cách chữa bệnh eczema bằng dầu dừa | Chữa chàm eczema tại nhà tự nhiên an toàn.

Hiện có rất nhiều cách điều trị bệnh eczema mang lại hiệu quả cho người áp dụng. Khác với thuốc điều trị eczema tây y thì những cách trị tự nhiên dân gian đang được nhiều người quan tâm hơn cả. Trong khuôn khổ bài viết hôm nay chúng tôi xin gửi đến các bạn cách chữa bệnh eczema bằng dầu dừa được đánh giá hiệu quả cho làn da nhất hiện nay.

Tác dụng trị eczema của dầu dừa

Các nhà khoa học cũng đã đưa ra những dẫn chứng cho thấy tác dụng làm mát da, làm dịu những cơn ngứa ngáy và đau đớn do bệnh gây nên. Bệnh eczema gây nên những nốt ban đỏ, trường hợp nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng da gây nên tổn thương cho làn da.

chua-benh-eczema-bang-dau-dua

Trong dầu dừa có chứa thành phần các chất chống nấm, kháng khuẩn ngăn ngừa tình trạng oxy hóa, phòng chống khả năng nhiễm trùng do bệnh gây nên cũng như nhanh chóng làm lành thương tổn trên da. Hàm lượng lớn vitamin E, K cùng các chất dinh dưỡng như acid caprylic, axit lauric, axit capric giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu của bệnh.

Với thành phần 100% tự nhiên không có chữa bất kỳ thành phần hóa học hay chất bảo quản thì đây là cách điều trị an toàn và giá cả cũng rất rẻ. Không chỉ sử dụng dầu dừa để điều trị các bạn có thể sử dụng dầu dừa trong làm đẹp da hàng ngày cũng rất hiệu quả.

chua-benh-eczema-bang-dau-dua

Cách chữa bệnh eczema bằng dầu dừa

Với dầu dừa các bạn có thể tự làm hoặc có thể mua tại các cửa hàng. Tuy nhiên chúng tôi khuyên các bạn nên mua tại các cửa hàng để có được dầu dừa tinh chất. Cách chữa bệnh eczema bằng dầu dừa thường được áp dụng hiện nay bằng cách bôi trực tiếp lên da hoặc uống.

Hàng ngày các bạn có thể thoa dầu dừa lên vùng da bị eczema từ 3-5 lần, tùy vào tình trạng nặng hoặc nhẹ mà số lần bôi có thể nhiều hay ít. Ngoài ra các bạn có thể sử dụng dầu dừa bằng cách pha loãng 2-3 thìa cafe dầu dừa với nước ấm hoặc sử dụng dầu dừa làm nguyên liệu trong một số các món ăn hàng ngày.

chua-benh-eczema-bang-dau-dua

Dầu dừa có thể phát huy tác dụng tốt nhất khi được sử dụng cả bên trong lẫn bên ngoài. Các bạn nên áp dụng cả 2 cách uống và bôi ngoài da để có thế phát huy được tác dụng tốt nhất.

Dầu dừa là nguyên liệu rất lành tính nên hoàn toàn được sử dụng cho cả trẻ em, đối với các trẻ mắc bệnh chàm sữa hay chàm eczema thì mẹ để có thể sử dụng dầu dừa để điều trị cho trẻ. Ngoài ra, khi trẻ đang trong quá trình bú mẹ thì mẹ cũng nên uống dầu dừa để tăng cường sức để kháng cho trẻ. Với cách chữa bệnh eczema bằng dầu dừa trên chúng tôi hy vọng các bạn có thể áp dụng điều trị hiệu quả.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

Thuốc điều trị eczema từ tây y | Sử dụng thuốc chữa eczema nào điều trị hiệu quả

Bệnh eczema hay còn gọi là bệnh chàm da, một căn bệnh da liễu thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu của bệnh khiến cho người bệnh phải tìm nhanh những cách chữa cũng như các loại thuốc trị eczema hiệu quả. Các loại thuốc điều trị eczema hiện nay thường tập chung chủ yếu vào làm giảm nhanh triệu chứng mà bệnh gây nên. Bài viết hôm nay chúng tôi xin gửi đến các bạn một số thuốc trị eczema từ tây y giúp nhanh chóng ngăn ngừa triệu chứng bệnh hiệu quả.

Thuốc chữa eczema tại chỗ

Thuốc bôi eczema tại chỗ bao gồm các loại kem, thuốc bôi ngoài da, bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh, nhóm thuốc này thường có:

Hồ nước

Hồ nước thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong thời gian đầu bệnh mới khởi phát khi những triệu chứng mà bệnh phát ra còn ở mức độ nhẹ. Đây là loại thuốc có công dụng làm mát da, làm dịu cơn ngứa. Hàng ngày bôi thuốc từ 2-3 lần kết hợp cùng với một số loại thuốc điều trị khác sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh hơn.

thuoc-dieu-tri-eczema

Các loại dung dịch

Đối với những người bệnh mắc eczema bán cấp thì nên sử dụng các dung dịch này để sát trùng vùng da bị tổn thương. Một số dung dịch thường được ưu tiên sử dụng dùng nhất trong điều trị là những loại dung dịch như natri clorid ( 0,9%), thuốc tím ( 0.001%), vioform ( 1%), jarish. Người bệnh chỉ cần lấy một chút bông nhúng thuốc rồi thoa nhẹ lên vùng da mắc bệnh hàng ngày từ 3-4 lần, cũng tùy vào tình trạng bệnh mà các bạn có thể sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc mỡ

Đối với những trường hợp bệnh eczema đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, thì thuốc mỡ sẽ phát huy tác dụng tốt hơn so với những thuốc dạng dung dịch. Khi da bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ được kê sử dụng thêm một vài loại thuốc mỡ có chứa kháng sinh như Cream celestoderm-neomycin. Trong đó thuốc mỡ có chứa corticoid với công dụng kháng viêm tốt, thường được dùng đối với những trường hợp da tổn thương khô và không có nhiễm khuẩn.

thuoc-dieu-tri-eczema

Thuốc uống điều trị eczema toàn thân

Khi mà bệnh trở nên nặng nặng, các triệu chứng của bệnh cũng trở nên trầm trọng hơn thì người bệnh sẽ cần đến các loại thuốc uống có tác dụng điều trị toàn thân giúp nhanh chóng giảm những triệu chứng mà bệnh gây nên như ngứa ngáy, bội nhiễm da. Cụ thể các loại thuốc uống được sử dụng như:

Thuốc chống dị ứng: Thuốc kháng histamin giúp ngăn ngừa những tình trạng dị ứng khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là thuốc chlorpheniramin…

thuoc-dieu-tri-eczema

Thuốc kháng viêm, bội nhiễm: Các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định sản xuất nhằm ngăn ngừa tình trạng da toàn thân bị nhiễm khuẩn chủ yếu là thuốc Cephalosporin, thuốc amcxiilin,... Đối với nhóm thuốc này khi sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ nhằm tránh những tác hại xấu do sử dụng sai thuốc gây nên nên.ra.

Những loại thuốc trị eczema từ tây y được kể trên đều có thể dẫn đến những tác dụng phụ cho làn da người bệnh, đặc biệt nếu sử dụng sai thuốc sai cách có thể dẫn đến tình trạng nhơn thuốc. Do đó, khi sử dụng các loại thuốc chữa eczema này thì cần tùy và tình trạng của bệnh, sử dụng thuốc theo đúng chỉ đỉnh của bác sĩ nhằm bảo vệ an toàn cho sức khỏe của mình.

Xem thêm: Mách bạn cây thuốc chữa bệnh eczema hiệu quả | Điều trị eczema tại nhà.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

Mách bạn cây thuốc chữa bệnh eczema hiệu quả | Điều trị eczema tại nhà

Bệnh eczame hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác là bệnh chàm da. Hiện nay, đây là một căn bệnh ngoài da thường gặp rất nhiều trong cuộc sống hiện nay. Có rất nhiều cách để có thể điều trị bệnh eczema, trong bài viết hôm nay chúng tôi xin được gửi đến các bạn những cây thuốc chữa bệnh eczema hiệu quả đã được khoa học kiểm chứng. Mời các bạn tham khảo để có thể lựa chọn áp dụng cho mình cách hiệu quả nhất.

Bột nghệ và cây neen

Từ xa xưa ông bà ta đã sử dụng nghệ trong việc làm đẹp cũng như điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có chàm da eczema. Cây neen đọc là nim có vị đắng được trồng nhiều tại những vùng nhiệt đới, đặc biệt là Ấn Độ.

cay-thuoc-chua-benh-eczema

Với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng và virut thì neen cho thấy sự hiệu quả của mình trong việc điều trị bệnh eczema. Các bạn có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh này theo cách sau: Lấy một vài lá neem rửa sạch sau đó nghiền nát trộn lẫn với bột nghệ sau đó bôi lên vùng da bị bệnh. Hàng ngày có thể ngâm rửa với nước của lá cây neem giúp gia tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Nha đam (lô hội)

Gel nha đam đã không còn là xa lạ gì với nhiều người trong làm đẹp và chăm sóc da. Da khô là một phần nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm da eczema, gel nha đam có tác dụng dưỡng ẩm, mát da dịu da làm giảm nhanh những triệu chứng của bệnh. Các bạn chỉ cần lấy gel nha đam bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh, có thể thêm một vài giọt vitamin E nhằm gia tăng hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh này.

Bơ ca cao

Bơ ca cao có tác dụng giúp làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, khô tróc vảy do những triệu chứng của bệnh gây nên. Trong bơ có chứa hàm lượng lớn chất bão hòa kèm theo tinh chất làm mềm da, ngoài ra bơ ca cao còn được lựa là nguyên liệu chính trong việc điều chế kem dưỡng da với công dụng chính là giúp giữ ẩm cho làn da.

cay-thuoc-chua-benh-eczema

Dầu hạnh nhân

Dầu hạnh nhân được biết đến là một chất có tác dụng làm mềm da cũng như nuôi dưỡng làn da khô do bệnh gây nên rất hiệu quả. Đây cũng là một trong những phương pháp hiệu quả cao trong những cây thuốc chữa bệnh eczema bởi trong dầu hành nhân có chứa rất nhiều chất như acid ursolic, acid oleic,... đây đều là những thành phần với tác dụng chống viêm kháng khuẩn, làm lành vết thương hiệu quả. Nên sử dụng dầu hạnh nhân ngay sau khi tắm sẽ gia tăng hiệu quả điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Tinh dầu quả bơ


Nếu nói đến cách điều trị bệnh eczema tại nhà tự nhiên thì không thể không nhắc đến tinh dầu bơ. Thành phần chính có trong bơ là những axit béo chuỗi dài, methanol, rượu béo, benzyl alcohol, cồn isopropyl và lipid... có tác dụng giúp làm ẩm da, ngăn ngừa khả năng phát triển của mầm bệnh cũng như loại bỏ nguyên nhân gây hại.

cay-thuoc-chua-benh-eczema

Các bạn có thể bôi trực tiếp dầu bơ lên vùng da bị bệnh hoặc cũng có thể dùng làm nguyên liệu chế biến trong các món ăn hàng giúp điều trị bệnh từ sâu bên trong.

Bệnh chàm eczema sẽ nhanh chóng được đẩy lùi nếu các bạn có những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời hiệu quả. Hãy lựa chọn ngay cho mình một trong những cây thuốc chữa bệnh eczema mà chúng tôi gửi đến qua bài viết trên. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: Chữa bệnh chàm bằng đông y | Cách chữa bệnh chàm da hiệu quả.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

Giải đáp thắc mắc: Bệnh chàm da nên ăn gì cho nhanh khỏi bênh? từ chuyên gia

Chàm da là một căn bệnh da liễu dai dẳng rất khó để có thể điều trị dứt điểm. Việc điều trị chỉ nhằm vào hạn chế những triệu của bệnh chứ không thể điều trị tận gốc mầm bệnh. Ngoài việc điều trị, chế độ ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng của bệnh mà người bệnh cần nắm rõ. Bài viết hôm nay chúng tôi xin được gửi đến các bạn các loại thực phẩm mà người mắc bệnh chàm nên ăn. Hãy ghi nhớ để giúp tình trạng bệnh của mình được thiện.

Người mắc bệnh chàm da nên ăn gì?

Tránh xa những chất dễ gây dị ứng

Người đang bị chàm da thường dễ phản ứng với các dị ứng hơn người bình thường, một số loại thực phẩm dễ gây kích ứng cho cơ thể như: sữa, trứng, đậu nành, đậu phộng, lúa mì, quả họ cam, chocolate,...
benh-cham-da-nen-kieng

Đây đều là các loài thực phẩm có chứa chất gây dị ứng, các bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có thể lên cho mình một thực đơn tốt nhất với tình trạng cơ thể hiện tại.

Sử dụng mật ong

Thành phần của một số sản phẩm chăm sóc da có thể sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các thành phần khiến cho bệnh trở nên nặng hơn là talc, odium lauryl sulphate, lanolin, phthalate propylene glycol cùng một số thành phần khác dễ gây dị ứng mà các bạn cần tránh sử dụng.

benh-cham-da-nen-gi

Nếu bạn thắc mắc " bệnh chàm da nên ăn gì? " thì chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng mật ong. Mật ong có chứa chất chống viêm, kháng nấm và vi khuẩn có hại, hỗ trợ tối đa cho hệ thỗng miễn dịch. Với mật ong các bạn có thể thoa mật ong trực tiếp lên vùng da bị chàm hoặc pha loãng với nước ấm uống hàng ngày cũng mang lại hiệu quả điều trị bệnh.

Xem thêm: Dầu dừa chữa đươc bệnh gì? Cách chữa bệnh chàm da bằng dầu dừa hiệu quả.

Bổ sung thêm nhiều vitamin

Các chuyên gia cũng đã cho biết, chế độ ăn ảnh hưởng lớn đến khả năng điều trị bệnh chàm. Với một thực đơn có đầy đủ sự cân bằng giữa vitamin, chất khoáng và flavonoid sẽ là một điều rất tốt giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh. Khi bị chàm các bạn nên cố gắng bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm có chứ các vitamin dưới đây:
  • Kẽm: có nhiều trong hải sản ( chú ý ăn nhiều hạn chế kích ứng da), chocolate đen, hạt bí, thịt nạt đỏ
  • Vitamin C: có nhiều trong rau củ, quả, trái cây đa màu sắc.
  • Vitamin E: có trong nhiều hạt hướng dương, bơ, dầu dừa,...
  • Vitamin D: Có nhiều trong cá, phô mai và nấm,... ngoài ra các bạn có thể hấp thụ vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời.
benh-cham-da-nen-gi


Trên đây là một số thông tin cho người mắc bệnh chàm da nên ăn gì? Các bạn có thể cân nhắc bổ sung hàng ngày giúp tăng hiệu quả điều trị, ngoài ra thì cũng cần tìm hiểu thêm thông tin về bệnh chàm da kiêng ăn gì nhé!

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

Dầu dừa chữa đươc bệnh gì? Cách chữa bệnh chàm da bằng dầu dừa hiệu quả

Cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa hiện đang được rất nhiều người truyền nhau áp dụng. Dầu dừa ngoài tác dụng điều trị chàm còn giúp làm đẹp cho da, đơn giản sử dụng nên được ưu tiên hơn cả. Vì sao lại như vậy và cách trị chàm bằng dầu dừa như thế nào? Mời các bạn theo dõi thông qua bài viết sau đây của chúng tôi.

Vì sao dầu dừa lại được sử dụng nhiều trong chăm sóc da

Theo phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy, trong dầu dừa có rất nhiều các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như:
  • Palmitic ( 8,8%), acid lauric (47,5%), caprylic ( 7,8%), acid myristic ( 18,1%), stearic (2,6%), caproic ( 0,5%), capric (6,7%).
  • Acid béo chưa bão hòa một nối đôi: Acid linoleic (1,6%)
  • Acid béo chưa bão hòa đa nối đôi: Những polyphenol (là các chất giúp tạo nên mùi thơm đặc trưng của dừa đối với những sản phẩm chưa được tinh luyện), acid gallic, acid oleic ( 6,2%),...
  • Dẫn xuất chủ yếu của acid béo: ethanolamid, Polysorbat, ester, betain, ethoxylat, polyol ester và monoglycerid.
  • Các dẫn xuất của chất béo: chlorid, alcohol sulphate, ether sulphate.
  • Những khoáng chất gồm có: vitamin E, K sắt, canxi, magne,...
Với rất nhiều dưỡng chất trên thì thực sự dầu dừa rất tốt trong việc điều trị bệnh chàm da. Dầu dừa còn có chứa Acid béo bão hòa một trong những thành phần quan trọng có tác dụng giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng cho cơ thể.

tac-dung-cua-dau-dau-dua

Ngoài ra, đây cũng là một chất kháng khuẩn giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại, ngăn ngừa tình trạng Oxy hóa tự nhiên tại vùng da bị bệnh giúp da nhanh lành hơn. Lượng lớn vitamin E có trong dầu dừa giúp da trở nên mịn mạng, kích thích quá trình tái tạo tế bào chết, ngăn chạn tình trạng nứt nẻ da do chàm gây nên.

Những cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa

Bôi dầu dừa

Với dầu dừa các bạn có thể sử dụng trực tiếp bằng cách thoa dầu dừa lên vùng da bị chàm giúp điều trị bệnh hoặc thoa lên các vùng da lành khác giúp làm mềm, mịn da tăng cường độ ẩm cho da ngăn ngừa khả năng mắc bệnh. Các bước tiến hành như sau:
  1. Chuẩn bị khoảng 50 ml dầu dừa cùng một miếng vải bông mềm sạch.
  2. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm bằng nước ấm sau đó lau khô bằng vải bông mềm.
  3. Thoa đều dầu dừa lên vùng da bị chàm rồi và massage nhẹ nhàng khoảng 10 - 15 phút để dầu dừa có thời gian thấm vào da nuôi dưỡng da. Sau khoảng 15p các bạn lau sạch lại với khăn bông mềm.
cach-chua-benh-cham-da-bang-dau-dua

Sử dụng dầu dừa trong ăn uống hàng ngày

Dầu dừa cũng là một nguyên liệu thường gặp trong các món ăn. Đây là một cách thực hiện đơn giản, dễ dàng thực hiện đối với người mắc bệnh chàm da. Người bệnh có thể pha một chút dầu dừa với nước ấm để uống hay sử dụng trong các món ăn thường ngày cũng giúp điều trị chàm hiệu quả. Những dưỡng chất có trong dầu dừa sẽ ngấm vào sâu bên trong cơ thể hỗ trợ điều trị bệnh.

cach-chua-benh-cham-da-bang-dau-dua

Cách trị bệnh chàm da bằng dầu dừa vừa hiệu quả lại đơn giản thực hiện, phù hợp với tất cả mọi người. Đối với các cách chữa bệnh chàm bằng đông y hay dân gian thì đây được nhiều người áp dụng hơn cả, các bạn cũng có thể cân nhắc áp dụng cho mình.

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

Chữa bệnh chàm bằng đông y | Cách chữa bệnh chàm da hiệu quả

Chữa bệnh chàm bằng đông y hiện đang là phương pháp được rất nhiều người bệnh tin dùng bởi hiệu quả cũng như không gây nên những tác dụng phụ như các loại thuốc tây y. Nếu các bạn ngại sử dụng thuốc tây, có thể tham khảo một trong các bài thuốc chữa bệnh chàm bằng đông y qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Xem thêm: Chữa chàm môi bằng đông y hiệu quả | Không lo bệnh chàm môi tái phát.

Bài thuốc chữa bệnh chàm bằng đông y

Các bài thuốc uống trị chàm

  • Bài 1: Củ kim cang, sâm đại hành, hoàng kỳ, thổ phục linh, đẳng sâm, vỏ núc nác (hay hoàng bá), kim ngân hoa, bồ công anh, phòng phong. 
  • Bài 2: Thổ phục linh, hoàng bá nam, khổ sâm, hạ khô thảo, kim ngân, nhân trần, hoạt thạch, ké đầu ngựa.
  • Bài 3: Thanh nhiệt hóa thấp thang, gồm hoàng bì, hoàng cầm, bạch tiễn bì, hoạt thạch, phục linh, khổ sâm, kim ngân, sinh địa, đạm trúc diệp. 
  • Bài 4: Tiêu phong tán, gồm phòng phong, kinh giới, thuyền thoái, khổ sâm, ngưu bàng tử, sinh địa, tri mẫu, thạch cao, mộc thông.
Trong trường hợp người mắc bệnh chàm da có thêm dấu hiệu tiêu chả thì có thể cắt thêm vài lát gừng cho vào thang thuốc. Đây là các bài thuốc có tác dụng tiêu viêm, giải độc nâng cao thể trạng.

chua-benh-cham-bang-dong-y

Các bạn có thể tùy chọn 1 trong 4 bài thuốc uống này để sử dụng cho mình. Kiên trì uống mỗi ngày 1 thang liên tục cho đến khi cảm thấy các vết tràm khô đi, không còn tình trạng ngứa ngáy.

Thuốc đông y ngâm, rửa chữa bệnh chàm

Nguyên liệu gồm có: Ngải cứu, kinh giới, xà sàng tử, phèn xanh, vỏ núc nác.

Mang tất cả những vị thuốc này đun sôi khoảng 10-15p cho vị thuốc tan ra nước. Sau khi đợi nước ấm các bạn ngâm vùng da bị chàm trong nước khoảng 10p, mỗi ngày ngâm từ 2-3 lần liên tục cho đế khi không còn nhận thấy những dấu hiệu của bệnh.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể ngâm than thuốc này với rượu rồi dùng rượu này thoa lên vùng da bị bệnh cũng mang lại hiệu quả cao. Đối với trường hợp chàm cấp tính thì các bạn có thể sử dụng 1 trong các bài thuốc sau:
  • Bài 1: Khổ sâm, hoàng bá, phục linh, bạch tiễn bì, sinh địa, hoàng cầm, hoạt thạch, đạm trúc diệp, kim ngân hoa.
  • Bài 2: Hậu phác, trư linh, phục linh, nhân trần, bạch tiễn bì, trạch tả, trần bì.
  • Bài 3: Cỏ màn trầu, cam thảo đất, ké đầu ngựa, kinh giới, thổ phục linh, kim ngân hoa, sài đất.
Đây là 3 bài thuốc đặc biệt hiệu quả đối với những người mắc bệnh đang trong giai đoạn thứ cấp được các danh y khuyên dùng.

chua-benh-cham-bang-dong-y

Chữa bệnh chàm bằng đông y mặc dù không mạng lại hiệu quả nhanh như cách điều trị bệnh chàm bằng thuốc tây y, nhưng nó lại phù hợp với hầu hết mọi người và không gây nên nhưng tác dụng phụ không mong muốn. Các bạn hãy cố gắng kiên trì áp dụng hàng ngày sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa không cho bệnh tái phát. Chúc các bạn thành công.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Giải đáp bệnh chàm da nên khiêng ăn gì? Điều trị bệnh chàm da hiệu quả tại nhà

Bệnh chàm da là tình trạng viêm da lớp thượng bì thường khởi phát do cơ thể bị dị ứng cơ địa (dị ứng với thức ăn, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,...). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chàm da và một trong những nguyên nhân chính gây nên là bởi thực phẩm. Khi thức ăn không được chế biến đúng cách hay khi ăn phải một số loại thực phẩm có chứ chất gây kích ứng sẽ khiến cho da dễ bị tổn thương và dẫn đến căn bệnh chàm da hơn. Vậy chàm da nên kiêng ăn gì? tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Khi bị chàm da nên khiêng ăn gì?

Dù các bạn có áp dụng những phương pháp điều trị chàm bằng đông y, tây y hay những bài thuốc dân gian trị chàm thì yếu tố thực phẩm ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người mắc bệnh chàm da nên kiêng nhằm hỗ trợ điều trị bệnh một cách tốt nhất.

benh-cham-da

Kiêng ăn nhóm thực phẩm chứa chất kích ứng cao

Đậu phộng, lúa mì, đậu nành, ngô, nấm, giá, những chế từ sữa hay thực phẩm có chất bảo quản,.... đây đều là thức ăn có chứa nhiều dầu, lượng đạm cao cùng khoáng chất với một lượng chất tăng trưởng,... các chất này là chất có hại cho da, dễ gây dị ứng cho da.

benh-cham-da-kieng-an-gi

Đây còn là những loại thực phẩm thường hay được sử dụng rất nhiều các chất bảo quản, chất kích thích nên thường không tốt với cơ thể đặc biệt là da. Đối với những người có làn da nhạy cảm, mẫn cảm những người đang mắc bệnh chàm khi vô tình ăn phải các loại thực phẩm này sẽ khiến cho da bị dị ứng, tình trạng bệnh cũng trở nên trầm trọng khó điều hơn.

Chàm da kiêng thịt gà và chất tanh

Thịt gà, các loại hải sản như tôm, cua, ốc hến, cá biển,... có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Nhưng đối với người đang mắc bị chàm thì hoàn toàn ngược lại. Phần da gà và trong hải sản có chứa rất nhiều chất tanh đây là chất gây ngứa, dị ứng cho da. Theo một số nghiên cứu cho thấy: rất nhiều trường hợp mắc bệnh chàm là bởi đã ăn nhiều những loại thực phẩm này trong thời gian dài mà tích tụ gây nên bệnh.

benh-cham-da-kieng-an-gi

Kiêng nội tạng động vật

Nội tạng có nhiệm vụ tích tụ độc tố và phân giải lượng độc tố này ra ngoài cơ thể. Do đó đây là chính là nơi mà các thành độc hại có trong thức ăn tích tụ lại. Đối với người đang bị dị ứng da thông thường, thì chỉ cần ăn nội tạng động vật là ngay lập tức tình trạng nồi mẩn ngứa sẽ xuất hiện khắp. Còn với người đang bị chàm thì thực sự nguy hiểm, khi ăn vào sẽ khiến cho các triệu chứng của bệnh phát triển mạnh mẽ hơn, lan rộng nhanh sang các vùng da khác khiến da cực kỳ ngứa ngáy khó chịu.

benh-cham-da-kieng-an-gi

Thực phẩm gia vị cay nóng, kích thích

Đồ ăn nóng, gia vị cay của tiêu, ớt... cũng sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ và đặc biệt là bia rượu sẽ càng khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng mà người bệnh cần đặc biệt chú ý. 

benh-cham-da-kieng-an-gi
Điều trị chàm da đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và cố găng hạn chế tối đa những thói quen hàng ngày có thể hiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Các bạn đã nắm rõ cho mình thông tin khi mắc bệnh chàm thì nên kiêng gì? Hãy cố gắng hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm này để có thể điều trị bệnh một cách tốt nhất nhé!

Xem thê: Phòng ngừa và điều trị bệnh chàm hiệu quả triệt để không tái phát.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Cách chữa bệnh chàm môi | Điều trị chàm môi đơn giản hiệu quả

Trong bài viết trước chúng tôi đã gửi đến các bạn những thông tin cụ thể về bệnh chàm môi là gì? Nhằm hỗ trợ tối đa các bạn trong việc điều trị bệnh chàm môi, thì hôm nay trong bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những cách chữa trị bệnh chàm môi hiệu quả nhất. Các bạn nên thảm khảo áp dụng cho mình nhé!

Những cách chữa bệnh chàm môi

Bệnh chàm môi ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm gây nên tâm ý xấu hổ, rụt rè, tự ti trong quá trình giao tiếp, bệnh có thể gây đau đơn khó chịu cho người bệnh khi nói chuyện hoặc ăn uống. Bởi vậy, việc điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả là cần thiết hơn bao giờ hết.

cach-dieu-tri-benh-cham-moi

Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể điều trị bệnh chàm nói chung và chàm môi nói riêng hiệu quả, từ Tây y hay Đông y hoặc các bài thuốc mẹo vặt trong dân gian. Các bạn có thể tham khảo những phương pháp dưới đây của chúng tôi và chọn ra cách phù hợp nhất với mình.

Chữa bệnh chàm môi bằng Tây y

Đối với các trường hợp bệnh ở cấp độ nhẹ thì có thể sử dụng một số thuốc dạng kem hay mỡ như hydrocortisone 1% thoa trực tiếp lên vùng da mắc bệnh, mỗi ngày từ 1 đến 2 lần.

Còn đối với những trường hợp bệnh phát triển nặng hơn, vùng da trên môi quanh môi bội nhiễm nấm và vi khuẩn thì bệnh nhân cần sử dụng thêm mộ số loại thuốc diệt nấm và vi khuẩn song song với việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều trị chàm môi bằng những phương pháp dân gian

Có rất nhiều mẹo vặt trong dân gian mà các bạn có thể áp dụng trong điều trị bệnh chàm môi. Các bạn có thể lựa chọn cách chữa chàm môi bằng dầu dừa, một số bài thốc uống thuốc bôi từ lá ổi, lá trà xanh hay lá sim,... tùy vào điều kiện mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Tất cả các bài thuốc này đều rất dễ thực hiện, mắc dù không có tác dụng điều trị bệnh nhanh như tây y nhưng nếu người bệnh kiên kỳ áp dụng thì có thể mang lại hiệu quả lâu dài về sau.

tri-cham-moi-bang-dau-dua

Lưu ý: Đồi với các bài thuốc dân gian này, hiệu quả nhanh hay chậm có thể tùy vào cơ địa của mỗi người.

Không chỉ sử dụng thuốc hay những bài thuốc điều trị, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bệnh. Nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất thì các bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:
  • Đảm bảo môi luôn ở độ ẩm cần thiết. 
  • Giữ cho môi luôn sạch sẽ, chăm sóc cho da thường xuyên.
  • Hạn chế liếm môi.
  • Cố gắng uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày nhằm cung cấp độ ẩm không chỉ cho môi mà cho cả cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung thêm một số vitamin tốt cho da như vitamin E, B2, B3, B6, B12 thông qua việc ăn nhiều rau xanh cùng trái cây tươi.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập làm cho bệnh thêm trầm trọng.
ho-tro-dieu-tri-benh-cham-moi
Hạn chế sử dụng những sản phẩm son phấn có chứa nhiều nhiều thành phần hóa chất độc hại, sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Các câu hỏi về bệnh chàm môi thường gặp

Bệnh chàm môi có lây không? 

Trả lời: " không " Cũng tương tự như các dạng bệnh chàm khác thì chàm môi không có khả năng lây từ người bệnh sang cho người khác. Nhưng nếu không có biện phát điều trị hiệu quả thì bệnh có thể phát triển lây lan nhanh sang các vùng da xung quanh.

Bệnh chàm môi kiêng ăn gì? 

Trả lời: Người mắc bệnh chàm môi cần hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ hoặc quá mặn bởi chúng sẽ làm cho những triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng hơn.

Với những cách chữa bệnh chàm môi trên thì mong rằng các bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp điều trị bệnh tốt nhất cho mình. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Cách điều trị bệnh chàm da hiệu quả | Thuốc chữa chàm da tại nhà

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh chàm da như trị chàm bằng thuốc Tây y, Đông y hay những mẹo dân gian được lưu truyền cho đến ngày nay. Mời các bạn đi tìm hiểu lỹ hơn về cách điều trị bệnh chàm qua bài viết dưới đây.

Cách điều trị bệnh chàm bằng thuốc Tây y

Sau khi nhận thấy da có những dấu hiệu của bệnh chàm, các bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau khi đã có những nhận định về bệnh, bác sĩ tùy vào triệu chứng tình trạng của bệnh mà đưa ra những loại thuốc điều trị và liệu lượng phù hợp. Thuốc điều trị chủ yếu hiện nay thường tập chung vào điều trị những triệu chứng của bệnh với những loại thuốc uống, thuốc bôi, chống viêm giảm ngứa.

thuoc-dieu-tri-benh-cham-da

Với những người mới mắc bệnh và bắt đầu sử dụng thuốc, các bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc tác động mạnh, cũng nên hạn chế gãi ngứa tránh da bị tổn thương khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Theo đánh giá ghi nhận, những loại thuốc trong điều trị chàm da thường được bác sĩ kê cho người bệnh như:

Nhóm thuốc bôi gồm có:
  • Nước muối sinh lý, thuốc tím 1% hay Jarish.
  • Dung dịch nitrat bạc 0.25 – 2%; chống nhiễm eosin; milian,...
  • Kem kháng sinh, corticoide, dầu kẽm hay hồ bôi brocq,...
  • Mỡ salycylé, mỡ corticoide hay ichtyol.
thuoc-dieu-tri-benh-cham-da

Nhóm thuốc uống gồm có:
  • Thuốc an thần có tác dụng chống ngứa như thuốc kháng histamin
  • Thuốc giải mẫn cảm như vitamin C liều cao.
  • Những loại vitamin như vitamin A, vitamin D2, vitamin P, PP, vitamin B2, B6.

Mẹo chữa bệnh chàm dân gian

Dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo điều trị bệnh chàm hiệu quả, tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi xin phép được giới thiệu đến các bạn 3 mẹo điều trị bệnh chàm tại nhà với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên mà hiệu quả lại rất cao như:

Phương pháp trị chàm da bằng dầu dừa

Thành phần trong dầu dừa có chứa rất nhiều các loại enzim có lợi như antibacterial, anti-fungal, antioxidant hay antimicrobial tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh chàm da.

Xem thêm: Chữa chàm môi bằng đông y hiệu quả | Không lo bệnh chàm môi tái phát.

Phương pháp áp dụng điều trị các bạn tiến hành theo những cách dưới đây:
  1. Thoa dầu dừa vào vùng da mắc bệnh trước khi tắm từ 15 - 30p để dầu đủ thời gian thấm vào da sau đó rửa sạch với nước.
  2. Chế biến dầu dừa với những món chiên, xào, canh,... trong bữa cơm hàng ngày.
  3. Uống dầu dừa pha với nước ấm hàng ngày.
cach-chua-benh-cham-bang-dau-dua

Mẹo chữa chàm da với lá ổi

Lá ổi có tác dụng chống viêm kháng khuẩn rất tốt trong việc làm lành những tổn thương do bệnh gây nên. Với những tác dụng hiệu quả trong việc điều trị chàm, một loại nguyên liệu rất dễ kiếm trong cuộc sống hiện tại mà được nhiều người áp dụng trong việc điều trị bệnh chàm.

Cách sử dụng lá ổi điều trị chàm như sau:
  • Mang một nắm búp ổi non hoặc lá banh tẻ rửa sạch vò qua đun sôi với nước trong khoảng 5p, đợi nước ấm các bạn đem rửa ngâm  vùng da bị tổn thương do bệnh gây nên.
  • Nhằm tăng hiệu quả điều trị, các bạn nên kết hợp chà xát nhẹ bã chè cùng lá ổi lên vùng da bị bệnh.
  • Sau khi lau khô các bạn sử dụng thuốc bôi như bình thường, áp dụng 1 lần hàng ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Với những cách điều trị bệnh chàm trên các bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho mình ngay tại nhà với những trường hợp nhẹ. Các bạn vẫn nên đến khám tại những cơ sở y tế để có được biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh chàm hiệu quả.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Nguyên nhân gây bệnh chàm môi | Phòng ngừa chàm môi như thế nào?

Chàm (eczema) là tình trạng viêm da thượng bì, bệnh có thể phát triển mãn tính, khởi phát theo từng đợt hoặc có khả năng tái phát nhiều lần nếu không được điều trị hiệu quả. Chàm có thể xuất hiện tại bất cứ vùng da nào trên cơ thể, tuy nhiêm chàm môi lại là tình trạng bệnh được nhiều người quan tâm hơn cả.

benh-cham-moi

Do những triệu chứng và đặc thù vị trí ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh mà nó trở thành tiêu điểm trong số các loại chàm. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh chàm môi để có cách phòng ngừa bệnh qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh chàm môi

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh chàm da nói chung và bệnh chàm môi nói riêng, cụ thể hai nguyên nhân dẫn đến bệnh là:

Nguyên nhân bên ngoài

  • Thời tiết hanh khô, đặc biệt vào mùa lạnh tại các tỉnh miền bắc.
  • Thói quen liếm môi.
  • Dị ứng với các hóa chất có trong mỹ phẩm như son môi, son dưỡng, xà phòng, kem - sữa rửa mặt,...
  • Dị ứng với thuốc điều trị bệnh.
  • Dị ứng khi ăn phải một số thực phẩm gây kích ứng.
  • Dị ứng với khăn hay các đồ dùng tư trang,...
  • Biến chứng của một số bệnh ngoài da nếu điều trị không đúng cách.
  • Một vài yếu tố hóa học, vật lý, sinh học khác.
nguyen-nhan-gay-benh-cham-moi

Nguyên nhân từ bên trong cơ thể

  • Gen di truyền từ người thân trong gia đình.
  • Tiền sử mắc bệnh viêm da dị ứng.
  • Rối loạn các hoạt động trong cơ thể.
  • Rối loạn thần kinh do căng thẳng, lo âu, stress,...

Nhận biết triệu chứng bệnh chàm môi

Không chỉ riêng chàm môi, mà tất cả chàm tại những vị trí khác đều phát triển chia thành những giai đoạn sau:
  • Giai đoạn đỏ da: Xung quanh viền môi nổi lên những vết đỏ, khi sờ vào thấy cộm do những mụn nước đang đùn từ lên dưới, ngứa rát viền môi, sưng viền môi…
  • Giai đoạn nổi mụn nước: Những mụn nước nhỏ li ti bắt đầu nổi lên, có thể nổi thành các mảng liền sát nhau. Sau một khoảng thời gian các mụn nước này có thể tự vỡ hoặc do tác động bên ngoài gây vỡ tiết dịch. Nếu người bệnh không có biện pháp vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến nhiễm khuẩn.
  • Giai đoạn hình thành da non: Sau khi phát bệnh một thời gian thì các triệu chứng của bệnh bắt đầu giảm, các vùng da thương tổn cũng giảm đi sau đó là hình thành nên lớp da mới.
  • Giai đoạn lichen hóa: Tại vùng da mắc bệnh lâu ngày khiến cho da bị sậm màu, cộm, thô ráp,... 
Tình trạng ngứa ngáy thường kéo dài từ lúc bệnh bắt đầu khởi phát đến lúc bệnh biến mất. Không phải lúc nào bệnh cũng tiến triển theo thứ tự các giai đoạn. Có thể tại cùng vị trí vùng da mắc bệnh, một bên có thể lên da nọn, còn bên kia lại đang trong giai đoạn phát triển đỏ da.

trieu-chung-benh-cham-moi

Thông thường bệnh sẽ phát triển theo những giai đoạn trên, tuy nhiên trong một số trường hợp giai đoạn sau có thể xuất hiện trước do một vài yếu tố như sử dụng thuốc không đúng cách hoặc do người bệnh gãi nhiều.

Phòng ngừa bệnh chàm môi như thế nào?

Không kể đến do yếu tố di truyền, bạn có thể phòng ngừa bệnh chàm môi thông qua các sinh hoạt hàng ngày như:

  • Hạn chế sử dụng các gây kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…).
  • Sử dụng mỹ phẩm, son môi, son dưỡng hay những sản phẩm chăm sóc da mặt của các đơn vị uy tín, chứa ít thành phần. Nên sử dụng sản phẩm với chiết suất tự nhiên sẽ tốt cho da hơn.
  • Không để da tiếp xúc nhiều với hóa chất, xà phòng, hạn chế gãi khi mắc bệnh tránh bệnh nhiễm trùng gây khó khăn trong công tác điều trị.
  • Tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress, lo âu,...
  • Nếu bạn là người thường bị khô môi, cần hạn chế thói quen liến môi mà thay vào đó là sử dụng son dưỡng ẩm cho môi.
phong-ngua-benh-cham-moi



Chàm môi ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, gây nên khó khăn cho người bệnh trong quá trình giao tiếp. Nắm rõ được nguyên nhân bệnh là bạn đã giúp mình phòng ngừa bệnh chàm môi hiệu quả.Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Xem thêm: Chữa chàm môi bằng đông y hiệu quả | Không lo bệnh chàm môi tái phát.

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Bệnh chàm khô là gì? Nguyên nhân gây bệnh chàm khô bạn có biết?

Ở Việt Nam hiện nay bệnh chàm khô đang dần trở nên khá phổ biến, bởi cuộc sống môi trường xung quanh đang dần trở nên ô nhiễm tạo điều kiện cho rất nhiều căn bệnh phát triển. Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh chàm khô mà bạn cần nắm rõ để có những biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh chàm khô. Vậy bệnh chàm khô là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm khô và nguyên nhân gây bệnh là gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bệnh chàm khô là gì?

Bệnh chàm khô là một dạng của bệnh chàm thuộc vào một trong các bệnh viêm da dị ứng, điểm đáng lưu ý của bệnh là rất khó để có thể điều trị tận gốc và thường rất dễ tái phát trở lại trong thời gian ngắn. Chàm khô thường được gặp ở những người cơ địa có làn da khô, da bị thiếu nước, thiếu độ ẩm làm cho da dễ bị nứt nẻ dẫn đến bệnh.

benh-cham-kho-la-gi


Bệnh chàm khô khi khởi phát thường kéo dài dai dẳng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt triệu chứng ngứa dát xuyên xuất trong thời gian bệnh gây ra, cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tình thẩm mỹ cho làn da người bệnh.

Chàm khô mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, tuy nhiên việc điều trị bệnh vẫn cần được ưu tiên. Rất nhiều trường hợp không phát hiện bệnh xớm cũng như có biện pháp điều trị phù hợp có thể dẫn đến một số biến chứng cho người bệnh sau này. Nền y học hiện nay cũng đang rất phát triển, rất nhiều loại thuốc được sáng chế ra nhằm hỗ trợ điều trị bệnh chàm khô hiệu quả và an toàn mà các bạn có thể áp dụng cho mình.

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm khô khởi phát, bao gồm những yếu tố từ bên trong của cơ thể cùng những tác nhân xấu ngoài môi trường tác động vào da dẫn đến da bị viêm dị ứng một trong số đó là bệnh chàm khô. Cụ thể về nguyên nhân gây bệnh chàm khô được phân tích cụ thể sau đây:

Các yếu tố bên trong cơ thể

Ngưởi bệnh có cơ địa dễ nhạy cảm với môi trường bên ngoài làm cho da dễ bị dị ứng. Trường hợp bệnh nhân là người có làn da khô và làn da nhạy cảm sẽ có khả năng mắc bệnh cũng như tái phát bệnh cao hơn người khác.

nguyen-nhan-gay-benh-cham-kho

Một yếu tố xuất phát từ bên trong cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh là yếu tốt di truyền qua những thế hệ. Trong gia đình nếu có người thân là ông bà, bố mẹ tiền sử mắc một số bệnh về da liễu như chàm da eczema, viêm da hoặc một vài bệnh khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,... thì khả năng cao con cháu đời sau sẽ mắc bệnh chàm khô.

Các yếu tố môi trường bên ngoài

Ở Việt Nam vào mùa lạnh độ ẩm thấp rất dễ khiến cho da thiếu độ ẩm, da bị khô tạo cơ hội thuận lợi cho bệnh phát triển trên người bệnh. Ngoài ra, nếu để da thường xuyên phải tiếp xúc cao su, với xi măng, rất nhiều những loại sản phẩm tẩy rửa hàng ngày có chứa nhiều hóa chất ldaabx đến bệnh. Viêm da dị ứng cũng có thể khởi phát do nấm mốc, các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh.

Nhận biết triệu chứng bệnh chàm khô


Bệnh chàm khô với những triệu chứng rất dễ để có thể nhận biết như tình trạng da tại vùng bệnh ngứa ngáy, đau rát do bị bong tróc, nứt nẻ khiến cho người bệnh cực kỳ khó chịu. Bệnh thường phát triển theo hai giai đoạn chính là cấp tính và mãn tính kèm theo những dấu hiệu riêng biệt:
  • Chàm khô cấp tính: bệnh trong thời gian đầu khởi phát các lớp da đỏ bắt đầu xuất hiện, tình trạng bong vảy trắng trên da và kèm theo đó là nổi mụn nước tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Chàm khô mãn tính: vùng da mắc bệnh bắt đầu bị tổn thương nghiêm trọng bởi những đám mụn nước tự vỡ ra hoặc do tác động bởi các yếu tố bên ngoài như cào gãi tiết dịch và đóng vảy khô. Tình trạng ngứa càng trở nên nặng hơn cùng với lớp da cũng trở nên dày hơn. Người bệnh nếu không kiếm soát được cơn ngứa mà gãi nhiều khiến các lớp vảy bong liên tục dẫn đến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
trieu-chung-benh-cham-kho

Tóm lại, những người có cơ địa da khô yếu, nhạy cảm sẽ rất dễ mắc phải bệnh chàm khô. Bệnh thường khởi phát vào mua đông ở nước ta khi độ ẩm không khí thấp, da nhanh khô dẫn đến bệnh. Các bạn nên vệ sinh sạch sẽ cho da thường xuyên, tăng cường độ ẩm cho da nhất là vào mùa lạnh, hạn chế để da tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa. Đặc biệt khi nhận thấy da có những biểu hiện bất thường thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

Bệnh eczema là gì ? Có chữa khỏi được không ?

Bệnh eczema là gì? Những nguyên nhân nào gây nên bệnh eczema là một trong những nỗi băn khoăc của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về căn bệnh eczema.

Eczema là bệnh gì?

Eczema hay còn gọi là chàm da là trạng thái viêm lớp nông ở da, bệnh có thể cấp hoặc mạn tính. Dù không phải là bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng những bệnh lại mang đến nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của người bị.

benh-eczema-la-gi

Bệnh eczema thường bùng phát nhiều nhất khi thời tiết chuyển mùa và xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ hơn là người lớn. Bệnh có biểu hiện chung là ngứa, có mụn nước sắp xếp thành từng mảng giới hạn không rõ, tiến triển thành từng đợt, hay tái phát, có khi gây khô căng da, khó chịu.

Các triệu chứng bệnh eczema

Tùy thuộc vào từng tình trạng của bệnh mà eczema xuất hiện với các triệu chứng khác nhau. Theo các bác sĩ da liễu, bệnh sẽ chuyển biến qua 4 giai đoạn là hồng ban, mụn nước, đóng vảy và giai đoạn lichen hóa.
  • Giai đoạn hồng ban: đây là giai đoạn khởi phát bệnh với các biểu hiện như da trở nên khô ráp, nhạy cảm; da bị đỏ, viêm và rất ngứa.
  • Giai đoạn mụn nước: xuất hiện các đám mụn nước li ti trên da rồi dần lan rộng thành những mảng mụn nước gây ngứa nhiều.
  • Giai đoạn đóng vảy: sau khi mụn nước vỡ ra do phản ứng gãi ngứa hoặc chà xát trên da sẽ hình thành một lớp vảy cứng, bong tróc và lên da non.
  • Giai đoạn lichen hóa: vùng da bệnh dần chuyển sang màu sẫm, dày, sờ lên có cảm giác sần sùi, thô ráp.
trieu-chung-benh-eczema


Bệnh ezema gây ra các mảng ngứa chủ yếu ở tay, khuỷu tay và các vùng da có nhiều nếp gấp trên cơ thể. Với trẻ nhỏ bệnh lại thường xảy ra ở vùng da mặt và trán. Eczema ở trẻ sơ sinh có thể khiến cho trẻ hay quấy khóc và ngủ ít.

Nguyên nhân gây ra bệnh eczema

  • Do tiểu sử gia đình có người bị chàm, bệnh vảy nến, dị ứng, hen suyễn.
  • Do các dị nguyên,việc dùng các thuốc như: thủy ngân, thuốc tê, lưu huỳnh,sunfamid, chlorocid, penicillin, streptomycin... là lý do thúc đẩy eczema tiến triển.
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm, rối loạn.
  • Da tiếp xúc quá lâu với nước, đổ mồ hôi, độ ẩm thấp vào mùa đông, sống trong khí hậu khô quanh năm, tắm nước quá nóng.
  • Dị ứng với thời tiết, dị ứng theo mùa.
  • Stress kéo dài khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
  • Do rối loạn các chức năng  trong cơ thể: rối loạn nội tiết, thần kinh, chuyển hóa… có thể khiến da mất đi yếu tố bảo vệ trước các tác động nội ngoại sinh.

Bệnh eczema có lây không và có chữa khỏi được không?

Eczema là một da liễu có mang yếu tố di truyền nhưng không phải là bệnh lây nhiễm. Bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc. Vì vậy, bạn không cần lo lắng khi chẳng may có người thân, đồng nghiệp hay bị bệnh. Thay vào đó bạn có thể an ủi, động viên và giúp họ tìm ra cách chữa trị hiệu quả.

Về bệnh eczema có chữa khỏi được không ? Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là bệnh viêm da mãn tính  hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Tuy nhiên vẫn có một số thuốc để kiểm soát các triệu chứng của bệnh như các dung dịch bôi ngoài da, thuốc mỡ, thuốc kháng histamin.

benh-eczema-co-lay-khong

Bên cạnh đó thói quen chăm sóc da hàng ngày cũng tác động không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Nên chọn những sản phẩm làm sạch, chăm sóc da an toàn, dịu nhẹ không chứa chất tẩy rửa và các chất dễ gây dị ứng, kích ứng cho da. Đồng thời cần cung cấp đủ nước và dưỡng ẩm cho da mỗi ngày.

Tâm lý cũng là một yếu tố tác động đến hiệu quả của việc điều trị bệnh. Bệnh nhân eczema thường có tâm lý lo lắng, mặc cảm, stress khiến cho bệnh càng chuyển biến nặng hơn và khó điều trị. Vì vậy luôn giữ một tâm lý thoải mái, sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát dễ dàng căn bệnh eczema.

benh-eczema-co-lay-khong

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh eczema. Hy vọng qua những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ và tìm ra phương pháp điều trị thành công.

Xem thêm: Phòng ngừa và điều trị bệnh chàm hiệu quả triệt để không tái phát.