Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

Bệnh vảy nến là gì? Thực trạng bệnh vảy nến hiện nay có thể bạn chưa biết

Bệnh vảy nến là gì? Bệnh vảy nến có ngứa không? Bệnh vảy nến có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh vảy nến là gì? Hiện đang là những câu hỏi thắc mắc của không biết bao nhiêu người. Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp tường tận đến các bạn thông qua bài viết dưới đây.

Bệnh vảy nến là gì? Những thắc mắc xoay quanh bệnh vảy nến

Có thể hiểu nôm na về bệnh vảy nến như là 1 trong các căn bệnh xuất hiện ngoài da bởi nhiều nguyên nhân. Các triệu chứng bệnh vảy nến thường rất rõ trên da, người bệnh hoàn toàn có thể dễ dàng nhận thấy. Trường hợp nhẹ thì triệu trứng bệnh chỉ xuất hiện tại một số các vị trí trên cơ thể, tuy nhiên trong trường hợp bệnh nặng, nó có thể lan rộng toàn thân làm cho người bệnh xấu hổ, mặc cảm. Các dấu hiệu cảu bệnh làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

benh-vay-nen-la-gi
Bệnh vảy nến là 1 trong các căn bệnh xuất hiện ngoài da
Vảy nến được xem là tình trạng rối loạn chức năng chuyển hóa của các tế bào da. Các triệu trứng dễ dàng nhận thấy của bệnh như bề mặt da bị tổn thương, những mảng da sẽ bắt đầu bị bong tróc, vùng da màu hơi hồng hoặc đỏ tía, những lớp vẩy trắng dó các tết bảo chết nhanh không bong ra xếp chồng lên nhau.

Người bệnh sẽ dần thấy vùng da bị vảy nến bắt đầu ngứa ngáy, sừng hóa, tổn thương,… Thông thường các biểu hiện này của bệnh sẽ xuất hiện tại các vùng da có nếp gấp như ở khuỷu tay, da đầu đầu gối hoặc một số vùng da lân cận. Mỗi lần cào gãi hay chà xát mạnh vào vùng da này, các lớp da sẽ bong ra thành từng mảng mỏng giống với bụi phấn.

benh-vay-nen-la-gi
Các nếp gấp ở cổ là vị trí rất dễ mặc bệnh vảy nến
Dù là xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bệnh vẩy nên cũng sẽ gây nên rất nhiều những ảnh hưởng tới thẩm mỹ của làn da, chính điều này đã làm cho người bệnh cảm thấy tự ti.

Thực trạng về bệnh vảy nến hiện nay

Như đã nói ở trên vảy nến là một căn bệnh về da rất phổ biến hiện tại, với tỉ lệ người mắc bệnh từ 1,5 – 2% dân số hiện nay. Bệnh vảy nến có khả năng xuất hiện trên mọi người mọi lứa tuổi, đa số các trường hợp được ghi nhận ở người trưởng thành trong độ tuổi từ 18 – 30 ở cả nam và nữ.

benh-vay-nen-la-gi
Trẻ bị vẩy nến nặng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ
Qua những nghiên cứu cho thấy, mọi chủng tộc trên thế giới đều có khả năng mắc bệnh vảy nến, tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh ở Tây Ấn, người Eskimo, người Nhật và người da đỏ châu Mỹ lại được đánh giá thấp hơn. Đặc biệt, vảy nên mang tính di truyền rất dễ nhận thấy với tỉ lệ 8% con cái sẽ mắc bệnh nếu mẹ hoặc bố trước đó đã từng bị vảy nến và lên đến tận 40% nếu cả mẹ và bố trước đó đều mắc bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến là gì?

Tính đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa kết luận chính xác nguyên nhân bệnh vảy nến là gì cũng như vẫn chưa có được câu trả lời thuyết phục. Nhưng, qua những qua trình nghiên cứu, điều trị bệnh vảy nến, các nhà khoa học nhận định bệnh có sự liên qua cơ chế tự miễn dịch của cơ thể.

Chính xác là bởi những tế bào lympho T bên trong cơ thể nhầm lẫn với những tế bào khỏe mạnh khác là “kẻ xâm nhập” rồi chính những tế bào lympho T lại tấn công chính những tế bào này làm cho chúng bị tổn thương. Dần dần kích thích những tế bào da sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với mức bình thường, gây nên hàng loạt những sự thay đổi trên làn da như: sần sùi, bong tróc, da đỏ, xếp chồng như vảy nến.

benh-vay-nen-la-gi
Các vết trầy xước nếu không được xử lý kỹ cũng có thể dẫn dến vảy nến

Các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến

Được biết nguyên nhân gây bệnh vảy nến đến nay vẫn vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên theo những chuyên gia y tế cho biết, một trong những yếu tố dưới đây cũng có khả năng gây kích thích làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến:
  • Tâm lý: Căng thẳng, stress…
  • Tổn thương da: Vết trầy xước, vết cắt, vết cắn của côn trùng, cháy nắng.
  • Thói quen hàng ngày: Nghiện rượu, bia, thuốc lá.
  • Nhiễm trùng: Viêm họng.
  • Nội tiết tố có sự thay đổi: thường gặp ở phụ trong thời kỳ mãn kinh và dậy thì.
  • Rối loạn miễn dịch: Mắc các bệnh về rối loạn miễn dịch, bệnh HIV.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc chống sốt rét, Lithium, thuốc chống viêm non-steroid (ibuprofen), thuốc điều trị suy tim sung huyết (thuốc chẹn beta), thuốc hạ áp (ức chế men chuyển, thuốc ức chế beta).
Bệnh vảy nến là bệnh rất thường gặp, do đó các bạn cần nắm rõ hơn về căn bệnh vảy nến này tại: https://viemdatreem.com/benh-vay-nen/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét