Bệnh chàm ở trẻ em gây nên nhiều khó chịu cho trẻ, khiến trẻ quấy khóc. Dù bệnh không gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé tuy nhiên chàm lại gây nên những vấn đề về thẩm mỹ trên da trẻ.
Bệnh chàm ở trẻ em điều trị thế nào cho tốt? Cần phải lưu ý gì trong việc Phòng ngừa và điều trị bệnh chàm cho trẻ? Tất cả các thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Triệu chứng bệnh chàm ở trẻ em
Trẻ mắc bệnh chàm thường xuất hiện một số triệu trứng dễ nhận biết. Trong đó bao gồm:- Xuất hiện sẩn cùng những đám sẩn.
- Nổi mẩn đỏ trên da không có ranh giới rõ ràng.
- Trên da xuất hiện những triệu chứng phù nề, chảy dịch và đóng tiết dịch.
- Mụn nước tiết dịch xuất hiện trên da.
- Trong trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ thấy hiện tượng khô da, liken hóa,…
- Da bị bong vẩy sau khoảng thời gian đóng dịch tiết.
Bệnh chàn với dấu hiệu xuất hiện trên da như có mụn nước, vùng da đỏ |
Khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng bệnh chàm trên, trẻ thường cảm giác ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến quấy khóc. Chính điều này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ khó ngủ về đêm.
Điều trị bệnh chàm ở trẻ em như thế nào?
Đối với bệnh chàm, các bạn có thể điều trị theo một vài cách sau:- Điều trị bằng UVB, UVA, một vài thuốc như cyclosporin,…
- Kem bôi hoặc các loại sữa tắm làm ẩm da.
- Những loại thuốc chống viêm nhiễm.
- Ngăn ngứa ngoài da bằng những loại thuốc kháng histamin.
- Kết hợp kháng sinh với điều trị chống viêm nhiễm.
Chú ý trong điều trị bệnh chàm ở trẻ em?
Thuốc điều trị chàm cho trẻ
Các tổn thương có dịch mủ, bạn nên sử dụng dung dịch sát trùng Eosin, Milian,…Các tổn thương bởi da khô, đỏ, có vẩy, nên bôi kem có chứa corticosteroid nồng độ thấp trong khoảng 1 tuần.
Sử dụng các loại kem bôi lâu dẫn có thể dẫn đến tình tràng nhờn thuốc |
Giữ cho da trẻ luôn được sạch sẽ
Khi trẻ bị chàm, mẹ nên chú ý cắt móng tay cho trẻ, bởi chàm gây ngứa khi trẻ gãi có thể làm tổn thương da tạo điều kiện cho bệnh lan rộng. Cho trẻ tắm sạch hàng ngày cùng những loại sữa tắm dành cho da trẻ em mẫn cảm. Ngăn trẻ tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa mạnh.Cho trẻ mặc thoáng
Trẻ cần phải được mặc các bộ quần áo thoáng mát, sạch, chất liệu mềm mại thấm hút mồ hôi dễ tránh cọ xước làm tổn thương da.Nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi |
Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng thích hợp
Môi trường xung quanh trẻ cũng ảnh hưởng một phần nhất định đến bệnh chàm ở trẻ. Không nên để phòng trẻ quá nóng hay quá khô. Nếu phòng trẻ có điều hòa thì mẹ nên đặt thêm 1 thau nước lớn tác dụng tăng cường độ ẩm.Chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ
Với những trẻ nhỏ từ 0-6 tháng tuổi thì mẹ chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ. Đối với các trẻ lớn hơn, thì mẹ không để trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây kích ứng, ngứa như thực phẩm lên men, hải sản, đậu phộng, bánh kẹo hay nước ngọt,…Để có thể chăm sóc tốt cho trẻ bị bệnh chàm sữa, mẹ nên thực hiện tốt theo những hướng dẫn trên. Mẹ cũng không nên vì lo lắng mà đưa trẻ đi nhập viện ngay nơi môi trường tại bệnh viện đôi khi khiến tình trạng chàm da ở trẻ bị nhiễm khuẩn nặng thêm. Chỉ nên cho trẻ nhập viện điều trị trong trường hợp tinh trạng bệnh của trẻ nặng.
Lời kết:
Cũng giống với những loại bệnh ngoài da khác, bệnh chàm cơ địa thường gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh xuất hiện trên trẻ, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ sớm để có các biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả tránh tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, điều trị không triệt để tái đi tái lại.
Xem thêm: Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà đơn giản mà hiệu quả cho bạn tại nhà.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét