Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Bệnh chàm khô là gì? Nguyên nhân gây bệnh chàm khô bạn có biết?

Ở Việt Nam hiện nay bệnh chàm khô đang dần trở nên khá phổ biến, bởi cuộc sống môi trường xung quanh đang dần trở nên ô nhiễm tạo điều kiện cho rất nhiều căn bệnh phát triển. Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh chàm khô mà bạn cần nắm rõ để có những biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh chàm khô. Vậy bệnh chàm khô là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm khô và nguyên nhân gây bệnh là gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bệnh chàm khô là gì?

Bệnh chàm khô là một dạng của bệnh chàm thuộc vào một trong các bệnh viêm da dị ứng, điểm đáng lưu ý của bệnh là rất khó để có thể điều trị tận gốc và thường rất dễ tái phát trở lại trong thời gian ngắn. Chàm khô thường được gặp ở những người cơ địa có làn da khô, da bị thiếu nước, thiếu độ ẩm làm cho da dễ bị nứt nẻ dẫn đến bệnh.

benh-cham-kho-la-gi


Bệnh chàm khô khi khởi phát thường kéo dài dai dẳng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt triệu chứng ngứa dát xuyên xuất trong thời gian bệnh gây ra, cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tình thẩm mỹ cho làn da người bệnh.

Chàm khô mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, tuy nhiên việc điều trị bệnh vẫn cần được ưu tiên. Rất nhiều trường hợp không phát hiện bệnh xớm cũng như có biện pháp điều trị phù hợp có thể dẫn đến một số biến chứng cho người bệnh sau này. Nền y học hiện nay cũng đang rất phát triển, rất nhiều loại thuốc được sáng chế ra nhằm hỗ trợ điều trị bệnh chàm khô hiệu quả và an toàn mà các bạn có thể áp dụng cho mình.

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm khô khởi phát, bao gồm những yếu tố từ bên trong của cơ thể cùng những tác nhân xấu ngoài môi trường tác động vào da dẫn đến da bị viêm dị ứng một trong số đó là bệnh chàm khô. Cụ thể về nguyên nhân gây bệnh chàm khô được phân tích cụ thể sau đây:

Các yếu tố bên trong cơ thể

Ngưởi bệnh có cơ địa dễ nhạy cảm với môi trường bên ngoài làm cho da dễ bị dị ứng. Trường hợp bệnh nhân là người có làn da khô và làn da nhạy cảm sẽ có khả năng mắc bệnh cũng như tái phát bệnh cao hơn người khác.

nguyen-nhan-gay-benh-cham-kho

Một yếu tố xuất phát từ bên trong cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh là yếu tốt di truyền qua những thế hệ. Trong gia đình nếu có người thân là ông bà, bố mẹ tiền sử mắc một số bệnh về da liễu như chàm da eczema, viêm da hoặc một vài bệnh khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,... thì khả năng cao con cháu đời sau sẽ mắc bệnh chàm khô.

Các yếu tố môi trường bên ngoài

Ở Việt Nam vào mùa lạnh độ ẩm thấp rất dễ khiến cho da thiếu độ ẩm, da bị khô tạo cơ hội thuận lợi cho bệnh phát triển trên người bệnh. Ngoài ra, nếu để da thường xuyên phải tiếp xúc cao su, với xi măng, rất nhiều những loại sản phẩm tẩy rửa hàng ngày có chứa nhiều hóa chất ldaabx đến bệnh. Viêm da dị ứng cũng có thể khởi phát do nấm mốc, các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh.

Nhận biết triệu chứng bệnh chàm khô


Bệnh chàm khô với những triệu chứng rất dễ để có thể nhận biết như tình trạng da tại vùng bệnh ngứa ngáy, đau rát do bị bong tróc, nứt nẻ khiến cho người bệnh cực kỳ khó chịu. Bệnh thường phát triển theo hai giai đoạn chính là cấp tính và mãn tính kèm theo những dấu hiệu riêng biệt:
  • Chàm khô cấp tính: bệnh trong thời gian đầu khởi phát các lớp da đỏ bắt đầu xuất hiện, tình trạng bong vảy trắng trên da và kèm theo đó là nổi mụn nước tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Chàm khô mãn tính: vùng da mắc bệnh bắt đầu bị tổn thương nghiêm trọng bởi những đám mụn nước tự vỡ ra hoặc do tác động bởi các yếu tố bên ngoài như cào gãi tiết dịch và đóng vảy khô. Tình trạng ngứa càng trở nên nặng hơn cùng với lớp da cũng trở nên dày hơn. Người bệnh nếu không kiếm soát được cơn ngứa mà gãi nhiều khiến các lớp vảy bong liên tục dẫn đến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
trieu-chung-benh-cham-kho

Tóm lại, những người có cơ địa da khô yếu, nhạy cảm sẽ rất dễ mắc phải bệnh chàm khô. Bệnh thường khởi phát vào mua đông ở nước ta khi độ ẩm không khí thấp, da nhanh khô dẫn đến bệnh. Các bạn nên vệ sinh sạch sẽ cho da thường xuyên, tăng cường độ ẩm cho da nhất là vào mùa lạnh, hạn chế để da tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa. Đặc biệt khi nhận thấy da có những biểu hiện bất thường thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét