Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Nguyên nhân gây bệnh chàm môi | Phòng ngừa chàm môi như thế nào?

Chàm (eczema) là tình trạng viêm da thượng bì, bệnh có thể phát triển mãn tính, khởi phát theo từng đợt hoặc có khả năng tái phát nhiều lần nếu không được điều trị hiệu quả. Chàm có thể xuất hiện tại bất cứ vùng da nào trên cơ thể, tuy nhiêm chàm môi lại là tình trạng bệnh được nhiều người quan tâm hơn cả.

benh-cham-moi

Do những triệu chứng và đặc thù vị trí ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh mà nó trở thành tiêu điểm trong số các loại chàm. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh chàm môi để có cách phòng ngừa bệnh qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh chàm môi

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh chàm da nói chung và bệnh chàm môi nói riêng, cụ thể hai nguyên nhân dẫn đến bệnh là:

Nguyên nhân bên ngoài

  • Thời tiết hanh khô, đặc biệt vào mùa lạnh tại các tỉnh miền bắc.
  • Thói quen liếm môi.
  • Dị ứng với các hóa chất có trong mỹ phẩm như son môi, son dưỡng, xà phòng, kem - sữa rửa mặt,...
  • Dị ứng với thuốc điều trị bệnh.
  • Dị ứng khi ăn phải một số thực phẩm gây kích ứng.
  • Dị ứng với khăn hay các đồ dùng tư trang,...
  • Biến chứng của một số bệnh ngoài da nếu điều trị không đúng cách.
  • Một vài yếu tố hóa học, vật lý, sinh học khác.
nguyen-nhan-gay-benh-cham-moi

Nguyên nhân từ bên trong cơ thể

  • Gen di truyền từ người thân trong gia đình.
  • Tiền sử mắc bệnh viêm da dị ứng.
  • Rối loạn các hoạt động trong cơ thể.
  • Rối loạn thần kinh do căng thẳng, lo âu, stress,...

Nhận biết triệu chứng bệnh chàm môi

Không chỉ riêng chàm môi, mà tất cả chàm tại những vị trí khác đều phát triển chia thành những giai đoạn sau:
  • Giai đoạn đỏ da: Xung quanh viền môi nổi lên những vết đỏ, khi sờ vào thấy cộm do những mụn nước đang đùn từ lên dưới, ngứa rát viền môi, sưng viền môi…
  • Giai đoạn nổi mụn nước: Những mụn nước nhỏ li ti bắt đầu nổi lên, có thể nổi thành các mảng liền sát nhau. Sau một khoảng thời gian các mụn nước này có thể tự vỡ hoặc do tác động bên ngoài gây vỡ tiết dịch. Nếu người bệnh không có biện pháp vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến nhiễm khuẩn.
  • Giai đoạn hình thành da non: Sau khi phát bệnh một thời gian thì các triệu chứng của bệnh bắt đầu giảm, các vùng da thương tổn cũng giảm đi sau đó là hình thành nên lớp da mới.
  • Giai đoạn lichen hóa: Tại vùng da mắc bệnh lâu ngày khiến cho da bị sậm màu, cộm, thô ráp,... 
Tình trạng ngứa ngáy thường kéo dài từ lúc bệnh bắt đầu khởi phát đến lúc bệnh biến mất. Không phải lúc nào bệnh cũng tiến triển theo thứ tự các giai đoạn. Có thể tại cùng vị trí vùng da mắc bệnh, một bên có thể lên da nọn, còn bên kia lại đang trong giai đoạn phát triển đỏ da.

trieu-chung-benh-cham-moi

Thông thường bệnh sẽ phát triển theo những giai đoạn trên, tuy nhiên trong một số trường hợp giai đoạn sau có thể xuất hiện trước do một vài yếu tố như sử dụng thuốc không đúng cách hoặc do người bệnh gãi nhiều.

Phòng ngừa bệnh chàm môi như thế nào?

Không kể đến do yếu tố di truyền, bạn có thể phòng ngừa bệnh chàm môi thông qua các sinh hoạt hàng ngày như:

  • Hạn chế sử dụng các gây kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…).
  • Sử dụng mỹ phẩm, son môi, son dưỡng hay những sản phẩm chăm sóc da mặt của các đơn vị uy tín, chứa ít thành phần. Nên sử dụng sản phẩm với chiết suất tự nhiên sẽ tốt cho da hơn.
  • Không để da tiếp xúc nhiều với hóa chất, xà phòng, hạn chế gãi khi mắc bệnh tránh bệnh nhiễm trùng gây khó khăn trong công tác điều trị.
  • Tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress, lo âu,...
  • Nếu bạn là người thường bị khô môi, cần hạn chế thói quen liến môi mà thay vào đó là sử dụng son dưỡng ẩm cho môi.
phong-ngua-benh-cham-moi



Chàm môi ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, gây nên khó khăn cho người bệnh trong quá trình giao tiếp. Nắm rõ được nguyên nhân bệnh là bạn đã giúp mình phòng ngừa bệnh chàm môi hiệu quả.Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Xem thêm: Chữa chàm môi bằng đông y hiệu quả | Không lo bệnh chàm môi tái phát.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét