Trong bài viết trước chúng tôi đã gửi đến các bạn những thông tin cụ thể về bệnh chàm môi là gì? Nhằm hỗ trợ tối đa các bạn trong việc điều trị bệnh chàm môi, thì hôm nay trong bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những cách chữa trị bệnh chàm môi hiệu quả nhất. Các bạn nên thảm khảo áp dụng cho mình nhé!
Những cách chữa bệnh chàm môi
Bệnh chàm môi ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm gây nên tâm ý xấu hổ, rụt rè, tự ti trong quá trình giao tiếp, bệnh có thể gây đau đơn khó chịu cho người bệnh khi nói chuyện hoặc ăn uống. Bởi vậy, việc điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả là cần thiết hơn bao giờ hết.Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể điều trị bệnh chàm nói chung và chàm môi nói riêng hiệu quả, từ Tây y hay Đông y hoặc các bài thuốc mẹo vặt trong dân gian. Các bạn có thể tham khảo những phương pháp dưới đây của chúng tôi và chọn ra cách phù hợp nhất với mình.
Chữa bệnh chàm môi bằng Tây y
Đối với các trường hợp bệnh ở cấp độ nhẹ thì có thể sử dụng một số thuốc dạng kem hay mỡ như hydrocortisone 1% thoa trực tiếp lên vùng da mắc bệnh, mỗi ngày từ 1 đến 2 lần.Còn đối với những trường hợp bệnh phát triển nặng hơn, vùng da trên môi quanh môi bội nhiễm nấm và vi khuẩn thì bệnh nhân cần sử dụng thêm mộ số loại thuốc diệt nấm và vi khuẩn song song với việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị chàm môi bằng những phương pháp dân gian
Có rất nhiều mẹo vặt trong dân gian mà các bạn có thể áp dụng trong điều trị bệnh chàm môi. Các bạn có thể lựa chọn cách chữa chàm môi bằng dầu dừa, một số bài thốc uống thuốc bôi từ lá ổi, lá trà xanh hay lá sim,... tùy vào điều kiện mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Tất cả các bài thuốc này đều rất dễ thực hiện, mắc dù không có tác dụng điều trị bệnh nhanh như tây y nhưng nếu người bệnh kiên kỳ áp dụng thì có thể mang lại hiệu quả lâu dài về sau.Lưu ý: Đồi với các bài thuốc dân gian này, hiệu quả nhanh hay chậm có thể tùy vào cơ địa của mỗi người.
Không chỉ sử dụng thuốc hay những bài thuốc điều trị, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bệnh. Nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất thì các bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:
- Đảm bảo môi luôn ở độ ẩm cần thiết.
- Giữ cho môi luôn sạch sẽ, chăm sóc cho da thường xuyên.
- Hạn chế liếm môi.
- Cố gắng uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày nhằm cung cấp độ ẩm không chỉ cho môi mà cho cả cơ thể.
- Tăng cường bổ sung thêm một số vitamin tốt cho da như vitamin E, B2, B3, B6, B12 thông qua việc ăn nhiều rau xanh cùng trái cây tươi.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập làm cho bệnh thêm trầm trọng.
Hạn chế sử dụng những sản phẩm son phấn có chứa nhiều nhiều thành phần hóa chất độc hại, sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Các câu hỏi về bệnh chàm môi thường gặp
Bệnh chàm môi có lây không?
Trả lời: " không " Cũng tương tự như các dạng bệnh chàm khác thì chàm môi không có khả năng lây từ người bệnh sang cho người khác. Nhưng nếu không có biện phát điều trị hiệu quả thì bệnh có thể phát triển lây lan nhanh sang các vùng da xung quanh.Bệnh chàm môi kiêng ăn gì?
Trả lời: Người mắc bệnh chàm môi cần hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ hoặc quá mặn bởi chúng sẽ làm cho những triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng hơn.Với những cách chữa bệnh chàm môi trên thì mong rằng các bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp điều trị bệnh tốt nhất cho mình. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét